huong-dan-viet-ke-hoach-hoc-tap-chi-tiet-nhat-2023

Với nhiều bạn trẻ có dự định đi học ở Đài Loan, khâu chuẩn bị hồ sơ du học rất quan trọng. Study Plan (Kế Hoạch Học Tập) là yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ du học của bạn. Một Kế Hoạch Học Tập hoàn chỉnh sẽ là chìa khóa đem đến 20% thành công của bộ hồ sơ du học. Thực tế, nhiều bạn vẫn còn loay hoay không biết viết Kế Hoạch Học Tập đúng quy chuẩn, văn phong và thể hiện được nguyện vọng du học của mình. Hãy cùng Taiwan Diary tìm hiểu cách viết Study Plan đơn giản để áp dụng cho hồ sơ du học nha!

I. Kế Hoạch Học Tập là gì?

Kế Hoạch Học Tập – hay Study Plan là bài trình bày về Kế Hoạch Học Tập của người viết với chương trình học của quốc gia đó cùng với nguyện vọng bản thân. Qua đó, Trường & Lãnh sự quán sẽ hiểu được qua đó đánh giá mức độ phù hợp của người học. 

Cụ thể hơn, Kế Hoạch Học Tập gồm chi tiết thông tin cá nhân, mục tiêu, sở thích, kế hoạch trong tương lai,… Một Kế Hoạch Học Tập hoàn chỉnh, có sức thuyết phục và thể hiện rõ bản thân tạo nên một hồ sơ du học ấn tượng.

Tầm quan trọng của Study Plan

Hiện nay, Đài Loan – Việt Nam đang mở rộng mối quan hệ, hòa nhập văn hóa và di chuyển cũng dễ dàng hơn. Vì thế, càng có nhiều học sinh – sinh viên lựa chọn du học để trau dồi kiến thức ở nền giáo dục tiên tiến hơn và trải nghiệm cuộc sống đa văn hóa.

Study Plan đóng một vai trò quan trọng trong hồ sơ du học, giúp:

  • Thể hiện được mục tiêu du học, khả năng với lý tưởng của người học. 
  • Hội đồng xét duyệt sẽ nhìn ra được “chân dung”, con người, suy nghĩ – quan điểm trong học tập, công việc, cuộc sống của bạn. 
  • Bày tỏ được mức độ tâm huyết, sự thành công trong môi trường bạn chọn với những giá trị bạn có thể đóng góp cho quốc gia.

Bản kế hoạch học tập như cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện bản thân mình với Hội đồng xét duyệt.

Cấu trúc cơ bản của Study Plan

Một Kế Hoạch Học Tập sẽ có 3 phần cơ bản:

  • Mở bài: Lời chào hỏi và giới thiệu sơ lược bản thân.
  • Thân bài: Phần quan trọng nhất gồm những lý do thuyết phục và trình bày về dự định sắp tới của bạn. 
  • Kết bài: Khẳng định lại mong muốn du học. Đồng thời, cảm ơn Hội đồng xét duyệt đã dành thời gian đọc bản Kế Hoạch Học Tập.

II. Hướng dẫn chi tiết cách viết Kế Hoạch Học Tập

1. Mở bài

Giống như các loại văn bản trang trọng, trọng tâm phần mở đầu sẽ có thưa gửi và giới thiệu bản thân. Ví dụ như:

  • Bản Kế Hoạch Học Tập này được gửi tới ai. 
  • Giới thiệu sơ lược bản thân như tên, tuổi, chương trình học hiện tại (trường học, ngành học), background của bạn. 
  • Lý do viết thư, thông tin về khóa học bạn muốn đi du học (tên ngành, tên trường, thời gian bắt đầu – kết thúc khóa học)

Hãy khéo léo thể hiện điểm mạnh, nền tảng chuyên ngành vững chắc với thành tích nổi bật nhất của bạn. Hội đồng xét duyệt sẽ có ấn tượng tốt rằng bạn rất nhiệt huyết, nghiêm túc ngay từ những dòng chia sẻ đầu tiên.

2. Thân bài

Ở phần quan trọng nhất của Kế Hoạch Học Tập, bạn cần đầu tư viết một cách trình tự, đầy đủ thông tin. Hãy đặt ra những câu hỏi dưới đây để có câu trả lời của bạn nhé!

a. Bạn sẽ theo học tại đâu? Vì sao bạn chọn ngành/ trường học này?

Đây là phần thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ rồi mới chọn ngôi trường phù hợp cho mình qua những gì bạn đã đọc về ngành & trường học cũng như lý do bạn chọn nơi đó.

huong-dan-viet-ke-hoach-hoc-tap-chi-tiet-nhat

Phần này chỉ bổ sung thêm cho lý do du học nên chỉ cần tập trung vào những yếu tố tiêu biểu có tính thuyết phục. Lưu ý bạn cần phải đảm bảo tính thống nhất trong bài viết nhé!

Bạn đã đạt thành tích nào cho đến nay?

Bạn sẽ tạo ấn tượng từ kinh nghiệm, thành tích mình đạt được như:

  • Những giải thưởng khoa học, hoạt động nghiên cứu
  • Các hoạt động ngoại khóa (có thể không liên quan đến ngành học)

Đừng ngần ngại viết ra các hoạt động khác vì nó sẽ chứng minh sự năng động – nhiệt huyết, đem lại một điểm cộng lớn cho bạn.

Vì sao chọn Đài Loan để du học mà không phải Việt Nam?

Với câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một vài câu trả lời sau:

  • Bày tỏ sự yêu thích qua những ấn tượng tích cực như văn hóa, nền giáo dục phát triển, an ninh, con người, môi trường,…
  • Bạn sẽ làm gì với ưu điểm của mình để phát triển những yếu tố đó cho đất nước đó.
  • Tránh so sánh giữa Đài Loan với các quốc gia khác.

Đoạn này không thể thiếu trong Kế Hoạch Học Tập để Hội đồng xét duyệt xác định sự phù hợp của bạn với văn hoá – môi trường của Đài Loan từ đó có quyết định đúng đắn cho hồ sơ du học của bạn.

Sự chuẩn bị học ngôn ngữ của bạn như thế nào?

Ở phần này, bạn sẽ chia sẻ về quá trình học tiếng Trung (Phồn thể) hoặc tiếng Anh như sau:

  • Các ngôn ngữ bạn học đã đạt đến trình độ nào? Chứng chỉ ngôn ngữ nếu có. 
  • Bạn có gặp khó khăn gì trong quá trình học không?

b. Mục tiêu học tập nếu được đi du học là gì?

Phần này nên được đầu tư nhất vì nó thể hiện được mong muốn cũng như nhiệt huyết từ bạn. Trọng tâm của phần này sẽ đưa ra được một kế hoạch cụ thể trong những năm du học bạn sẽ làm gì. Dưới đây là vài hướng dẫn tham khảo:

  • Với hệ Đại học (4 năm), sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có dự định học lên Thạc sĩ không? Nếu có, bạn thích nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề gì?
  • Với hệ Thạc sĩ (2 năm), hãy nêu lý do bạn lựa chọn học thêm lĩnh vực này thay vì đi làm sau tốt nghiệp.
    • Về ý tưởng hay chủ đề nghiên cứu hãy nêu cụ thể:
      • Chủ đề nghiên cứu
      • Lý do chọn chủ đề: Liên quan đến công việc/ ngành học không? Đã từng làm ở Đại học chưa? Đã có hướng làm chưa?

Về kế hoạch cụ thể sẽ khá dài, bạn nên vạch ra rõ ràng theo từng năm, tóm gọn những ý sau đây:

  • Bạn sẽ học gì, thích mảng nào; Số tín chỉ dự kiến đăng ký mỗi kỳ; Mức GPA mong muốn; Mục tiêu từng kỳ; Bạn sẽ học như thế nào (Tự học/ Đi học thêm)
  • Bạn có tham gia hoạt động của trường không (Ví dụ: Học kỹ năng chuyên ngành, học kỹ năng mềm, tham gia câu lạc bộ) Nếu có, bạn thích hoạt động nào? Nếu không thì tại sao?
  • Bạn sẽ đi làm thêm chứ? Nếu có, bạn làm công việc gì, tại sao?
  • Bạn dự định đi thực tập ở mảng nào? Tại sao?
  • Bạn sẽ phát triển sở thích cá nhân như thế nào?

Từ những kế hoạch bạn đưa ra, hãy nêu cảm nhận việc đi du học cũng như chương trình học sẽ giúp ích cho kiến thức và cơ hội nghề nghiệp của bạn ra sao.

c. Kế hoạch sau tốt nghiệp

Kế hoạch sau tốt nghiệp sẽ được chia làm hai phần chủ yếu: kế hoạch ngắn hạn – kế hoạch dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn là ra trường xong bạn sẽ làm gì, còn dài hạn là tầm 5 – 10 năm nữa thì bản thân sẽ ở vị trí nào.

huong-dan-viet-ke-hoach-hoc-tap-chi-tiet-2023

Từng ngành nghề sẽ có định hướng cũng như cơ hội việc làm khác nhau, hãy bám sát đầu ra của ngành bạn chọn và lý do bản thân sẽ đi con đường đó.

III. Kết luận

Ở phần cuối cùng của Study Plan, người viết cần:

  • Khẳng định lại niềm đam mê du học, bản thân sẽ đóng góp gì cho Đài Loan sắp tới.
  • Nêu quan điểm: Là một người Việt Nam, bạn muốn bản thân trở thành người như thế nào trong mắt bạn bè Đài Loan?
  • Bày tỏ cảm nghĩ ý nghĩa của việc du học quan trọng với mình như thế nào, điều quan trọng nhất khi đi du học Đài Loan.
  • Gửi lời cảm ơn với lời chúc tới phía người nhận cùng câu kết thư lịch sự để có thể tạo được cảm tình, ấn tượng cho Kế Hoạch Học Tập của mình

Việc này không chỉ xác nhận mục đích du học của bạn gồm trau dồi kiến thức, phát triển bản thân cùng sứ mệnh kết nối quan hệ Việt – Đài. Hãy cho họ thấy được sự mong muốn chân thành khi được học tại Đài Loan.

IV. Tạm kết

Taiwan Diary đã chia sẻ hướng dẫn về cách viết Kế Hoạch Học Tập rất chi tiết. Rất mong bài viết sẽ hữu ích cho những ai đang có dự định du học nhưng chưa có định hướng cũng như dành cho các bạn tự viết Study Plan riêng cho mình. Hãy viết theo cách riêng với việc bày tỏ quan điểm bản thân một cách chân thành, để bạn là chính bạn. Cuối cùng, phần trăm còn lại có sự cố gắng và nỗ lực của các bạn. Taiwan Diary chúc các bạn sẽ có được chìa khóa mở ra cánh cổng du học Đài Loan một cách thuận lợi!

Xem thêm:

Xem ngay Chi phí dịch vụ hồ sơ du học Đài Loan giá cực tốt tại Taiwan Diary:

Bảng giá hồ sơ du học Đài Loan

Tham gia nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !

Taiwan Diary: