Việc hiểu rõ về văn hóa ứng xử tại Đài Loan là chìa khóa để các bạn du học sinh và những người lao động nước ngoài nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với môi trường mới và làm quen với những người bạn mới. Vì vậy, hãy cùng Taiwan Diary “bỏ túi” những quy tắc xã giao cơ bản nhất tại Đài Loan để có cách ứng xử phù hợp khi sinh sống và học tập tại quốc gia này nhé!
Quy tắc chào hỏi
- Tên và chức danh rất quan trọng và theo thông lệ, bạn nên trao đổi danh thiếp khi giới thiệu bản thân. Do đó, hãy luôn chuẩn bị danh thiếp dự phòng trong ví và tốt nhất là nên có danh thiếp in cả tiếng Trung và tiếng Anh. Sau khi bắt tay, hãy đưa danh thiếp cho đối phương bằng cả hai tay.
- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, bạn có thể chào hỏi lịch sự bằng cách gật đầu hoặc một cái cúi nhẹ. Việc bắt tay thường chỉ dành cho nam giới là bạn bè.
- Việc đi đúng giờ sẽ được đánh giá cao hơn, nhưng việc đến sớm hoặc muộn một vài phút cũng có thể chấp nhận được.
- Câu hỏi “Bạn đã ăn chưa?” cũng có thể là một lời chào hỏi lịch sự khi gặp gỡ người quen.
Quy tắc ăn uống và giải trí
- Một số bữa tiệc ăn uống ở Đài Loan có thể rất cầu kỳ và mệt mỏi với hơn 20 món trong một bữa. Do đó, các bữa ăn tối trong kinh doanh có thể kéo dài đến tận đêm khuya.
- Khi tham dự các bữa tiệc, hãy đến đúng giờ hoặc sớm hơn giờ được hẹn.
- Bạn không nên thảo luận về công việc trong khi ăn tối trừ khi chủ nhà chủ động gợi ý.
- Nếu chủ nhà người Đài Loan muốn nâng ly với bạn và đưa cho bạn một chiếc ly rỗng thì cũng đừng quá lo lắng vì họ sẽ rót đầy nó sau đó. Bạn sẽ phải uống hết đồ uống của mình sau khi nâng ly.
- Khách danh dự là người đầu tiên nếm thử bất kỳ món ăn nào được mang ra bàn. Do đó, nếu bạn là khách danh dự, hãy cố gắng nếm thử các món ăn ngay lập tức vì mọi người sẽ đợi bạn ăn xong mới bắt đầu ăn.
- Chủ nhà sẽ đặt thức ăn vào đĩa của khách. Mỗi người cũng có thể tự lấy thêm đồ ăn bằng cách gắp một lượng thức ăn nhỏ từ các đĩa chung vào bát của mình.
- Khi ăn, hãy nâng bát cơm của mình trên tay nhưng nhớ để đĩa ở trên bàn.
- Sau khi ăn xong, xếp đũa của bạn trên bàn hoặc đặt trên giá gác đũa. Tuyệt đối không cắm thẳng đũa vào bát cơm.
- Không để xương hoặc hạt trong bát cơm. Nếu không có đĩa đựng, hãy để chúng lên bàn.
- Người mời luôn là người trả tiền. Khách có thể lịch sự đề nghị trả tiền nhưng đừng cố nài nỉ.
Quy tắc về trang phục
- Người Đài Loan rất coi trọng việc ăn mặc gọn gàng và kín đáo. Trong công việc, đàn ông thường mặc vest và phụ nữ mặc trang phục công sở kín đáo như váy và áo sơ mi rộng.
- Tạo ấn tượng tốt trong lần gặp gỡ đầu tiên là rất quan trọng.. Do đó, bạn không nên mặc áo phông, quần bò hoặc các trang phục thường ngày khác trong buổi gặp đầu tiên.
- Khi tham gia các hoạt động bình thường, bạn có thể ăn mặc một cách giản dị nhưng quần áo phải sạch sẽ, gọn gàng và không bị nhăn.
Văn hóa tặng quà
- Tặng và nhận quà bằng cả hai tay và không mở quà ngay trước mặt người tặng.
- Người nhận có thể từ chối món quà theo phép lịch sự, nhưng bạn nên kiên nhẫn cho đến khi món quà được chấp nhận.
- Theo phong tục, người nhận thường đáp lễ bằng cac món quà có giá trị tương đương.
- Quà tặng cần được gói một cách cẩn thận. Hộp đựng và cách gói quà cũng nên được chăm chút như chính món quà.
Ngôn ngữ cơ thể
- Không chạm vào đầu bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Không nên thể hiện tình cảm thân mật với người khác giới ở nơi công cộng.
- Không dùng chân để di chuyển đồ đạc hoặc chỉ trỏ vì chân bị coi là bẩn.
- Khi ngồi, hãy đặt tay lên đùi.
- Nam giới không nên ngồi bắt chéo chân mà hãy để cả hai chân trên sàn.
- Quàng tay lên vai người khác, nháy mắt hay chỉ tay bằng ngón trỏ đều là những cử chỉ thô lỗ. Nếu muốn chỉ cái gì đó, hãy dùng cả bàn tay.
- Các hành động lo lắng như rung chân được coi là bất lịch sự.
- Khi người khác đưa đồ ăn hoặc đồ vật nào đó cho bạn, hãy nhận bằng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng.
- Hãy tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời khen.
- Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa của Đài Loan. Do đó, bạn nên lịch sự hỏi thăm về gia đình của người khác.
Kết
Việc cư xử lịch sự, đúng mực sẽ giúp bạn gây ân tượng tốt với những người mà bạn gặp gỡ. Taiwan Diary hy vọng với những thông tin về các quy tắc xã giao phổ biến của người Đài Loan được chia sẻ phía trên, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với người bản xứ.
Xem thêm:
- LMMF Host Family – Chương trình trải nghiệm văn hóa cùng gia đình bản xứ cho du học sinh Đài Loan
- 6 Điểm khác biệt giữa văn hóa của Đài Loan và Việt Nam
- Văn hóa tặng quà của người Đài Loan – Những món quà nên tặng và không nên tặng
Xem ngay Chi phí dịch vụ hồ sơ du học Đài Loan giá cực tốt tại Taiwan Diary:
Tham gia nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !
Taiwan Diary:
- Website: www.taiwandiary.vn
- Fanpage: Taiwan Diary – Kênh thông tin du học Đài Loan
- Hotline lớp học HCM: 037.964.8889 (zalo)
- Hotline lớp học Hà Nội: 085.968.5589 (zalo)
- Hotline tư vấn du học:
- Hotline 1: 092.489.3388 (Zalo)
- Hotline 2: 092.480.3388 (Zalo)
- Hotline 3: 086.246.3636 (Zalo)
- Hotline 4: 085.919.0222 (Zalo)
- Đăng ký tư vấn với Thầy Cô tại Đài Loan
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 | 10:00 – 21:00
- Địa chỉ Tp Hà Nội: Số 2, Ngõ 12 Đỗ Quang, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Địa chỉ Tp HCM: 45/1 Đ. 3 Tháng 2, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh