80% Du học sinh Việt Nam ở lại nước ngoài

Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết, 70 – 80% du học sinh Việt Nam hệ tự túc sau khi tốt nghiệp đều ở lại nước ngoài làm việc, gây ra tình trạng chảy máu chất xám nghiêm trọng. Gần đây, Việt Nam thể hiện tham vọng lớn trong lĩnh vực bán dẫn, và chính quyền đặc biệt chú ý đến sức hút về lương, phúc lợi của ngành bán dẫn Đài Loan đối với du học sinh Việt Nam.

80% Du học sinh Việt Nam ở lại nước ngoài

Thực trạng 80% du học sinh Việt Nam đi học tự túc ở lại nước ngoài

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 29/10 đã tổ chức lễ công bố “Hồ sơ di cư Việt Nam năm 2023”. Theo đó lao động ra nước ngoài là hình thức di cư chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023, với gần 860.000 người tham gia, đạt trung bình hơn 100.000 lao động mỗi năm. Các điểm đến hàng đầu là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, nơi nhu cầu về nhân lực cao và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở.

Cùng với đó, làn sóng du học của sinh viên Việt Nam cũng tăng mạnh, với con số ước tính trên 250.000 sinh viên học tập tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Đài Loan và Canada. Trong đó khoảng 10,000 là du học sinh tự túc hàng năm. Dù lượng du học sinh ngày càng gia tăng, tình trạng “chảy máu chất xám” đã trở thành một vấn đề nổi bật.

Báo cáo đề cập rằng khoảng 70-80% du học sinh Việt Nam tự túc chọn ở lại nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Với thu nhập cao và đãi ngộ tốt hơn ở nước ngoài, nhiều sinh viên không trở về, tạo ra những thách thức lớn cho Việt Nam trong việc giữ chân nhân tài. Cùng với đó là nhu cầu bảo đảm di cư an toàn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp liên quan, giúp người di cư được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.

Sức hút nhân tài ngành bán dẫn của Đài Loan đối với du học sinh Việt Nam

80% Du học sinh Việt Nam không về nước

Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, bà Phan Thị Minh Giang, cho biết hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ du học sinh về nước sau khi tốt nghiệp, nhưng các khảo sát cho thấy tỷ lệ này khá thấp, khoảng 70-80% du học sinh Việt Nam hệ tự túc chọn ở lại nước ngoài. Nhiều sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình du học tự túc hoặc học bổng Nhà nước đã chọn ở lại nước ngoài làm việc, bỏ qua cam kết quay về.

Bà Minh Giang cho biết: “Kể từ khi lần đầu công bố hồ sơ di cư vào năm 2016, vấn đề chảy máu chất xám đã nhiều lần được đề cập và hiện vẫn là mối quan tâm lớn.” Giới chức Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến du học sinh tự túc chọn làm việc ở nước ngoài là vì mức thu nhập và phúc lợi tốt hơn.

Giới chức Việt Nam lấy Đài Loan làm ví dụ, du học sinh Việt Nam có bằng cử nhân trong ngành bán dẫn sau khi tốt nghiệp có mức lương khởi điểm từ 25-33 triệu đồng (khoảng 32,000-42,000 TWD), còn thạc sĩ và tiến sĩ có mức khởi điểm từ 37-55 triệu đồng, chưa kể các khoản phụ cấp và thưởng hiệu suất.

Việt Nam đã hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 2018, trở thành trung tâm mới của ngành công nghiệp điện tử. Trong bối cảnh thiếu nhân lực, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo 50,000 kỹ sư bán dẫn.

Bà Minh Giang cho rằng ngoài yếu tố thu nhập, Việt Nam cần có những cải cách đột phá hơn để thu hút du học sinh trở về. Bà nhấn mạnh việc cần thiết phải tạo ra một quan niệm mới về “sự lưu chuyển nhân tài”, trong đó cộng đồng người Việt ở nước ngoài vẫn có thể đóng góp cho đất nước qua nhiều hình thức khác nhau trong thời đại số mà không nhất thiết phải quay về.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong mười quốc gia có số lượng du học sinh cao nhất thế giới. Trong đó, 7 điểm đến du học hàng đầu của sinh viên Việt Nam hiện nay lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc và Canada.

Kết luận:

Tình trạng du học sinh Việt Nam ở lại nước ngoài làm việc đang là vấn đề đáng quan tâm khi có đến 70-80% sinh viên du học tự túc không quay về sau tốt nghiệp, lựa chọn phát triển sự nghiệp với mức thu nhập và đãi ngộ cao hơn.

Đây là thách thức trong việc giữ chân và tận dụng tài năng Việt, đòi hỏi các chính sách linh hoạt, tạo điều kiện môi trường làm việc hấp dẫn hơn trong nước. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập và thời đại số, khái niệm “tính di động chất xám” mang đến cơ hội cho người Việt ở nước ngoài tiếp tục đóng góp cho quê hương mà không nhất thiết phải trở về.

Xem thêm:

Xem ngay Chi phí dịch vụ hồ sơ du học Đài Loan giá cực tốt tại Taiwan Diary:

Bảng giá hồ sơ du học Đài Loan

Tham gia nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !

Taiwan Diary: