Application scaled

Đầu tiên bạn cần biết: một bộ hồ sơ chuẩn gồm có những gì? Phải xác định được điều này thì bạn mới biết mình cần gì để bổ sung hồ sơ. Về cơ bản, không chỉ riêng Taiwan, mà ở bất kỳ nước nào, 1 bộ hồ sơ tiêu chuẩn để du học (và xin học bổng) đều cần có những thứ sau:

1. Bằng cấp (Sau đại học/Đại học/Phổ thông): tùy theo bạn đang dự định apply cho cấp học nào mà có bằng tương ứng. Ví dụ: mình học thạc sĩ thì cần có bằng tốt nghiệp đại học; tương tự, nếu bạn học dự tính học Đại học thì cần có bằng tốt nghiệp THPT
Lưu ý: Nếu chưa có bằng chính thức, bạn vẫn có thể dùng bằng tạm thời để nộp chung với hồ sơ, và trình bày rõ với trường bạn dự định theo học (qua email trường được cung cấp ngay trên website). Thông thường thì chỉ cần khi làm hồ sơ nhập học tại trường, bạn xuất trình được bằng chính thức thì ok rồi, nên không cần lo quá nếu vẫn chưa lấy được bằng nhé!

2. Bảng điểm: có nhiều bạn lo sợ bảng điểm không đẹp thì khó xin học bổng. Mình xin chia sẻ case của mình: tốt nghiệp đại học Ngoại thương HCM (FTU2) năm 2014, bằng loại khá, học chương trình đào tạo bằng tiếng anh, GPA: 2.8/4.0. Điểm của mình không hề cao nếu so với các bạn khác, nhưng mà mình vẫn apply thành công xin học bổng của trường NCKU (và 7 trường khác trong đó có NTHU và NSYSU). Nên hãy nhớ là: bảng điểm chỉ là 1 phần của bộ hồ sơ, không phải là thứ duy nhất đánh giá năng lực của bạn! 

3. Bằng ngoại ngữ: IELTS/TOEIC/TOEFL (đối với tiếng Anh); TOCFL (tiếng Hoa, vì bạn đi Đài, người ta dùng phồn thể nên phải là bằng này chứ không phải HSK). Mình học chương trình bằng tiếng Anh, IELTS 6.5. Trong mục admission trên trang web mỗi trường đều có quy định mức điểm cần thiết để apply hồ sơ, các bạn vào đó check sẽ biết là mình cần apply bằng có điểm khoảng bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, tùy theo từng ngành học mà có thể yêu cầu bằng cấp hồ sơ khác nhau, bạn nên check thêm yêu cầu từ ngành mà mình học nữa nhé. Ví dụ: yêu cầu của trường là IELTS 5.5 là có thể apply, tuy nhiên đối với ngành MBA học 100% bằng tiếng Anh, department có thể request bạn phải có IELTS từ 6.0 trở lên chẳng hạn.
Chia sẻ thêm một xíu, đối với các bạn chưa có bằng và dự tính apply vào kỳ mùa xuân-tháng 2 năm sau, thì khoảng tháng 12 là sẽ chốt hồ sơ rồi, nên các bạn phải gấp học tiếng Anh để còn thi lấy bằng nữa. Giá update cho thi IELTS hiện tại là 1 lần thi khoảng 4tr750 (chưa biết sắp tới có lên nữa không!). Nếu trường bạn chấp nhận TOEIC thì cũng có thể thi TOEIC, giá sẽ rẻ hơn (khoảng đâu đó 750k-1tr/lần thi), lịch thi linh động hơn nhé. Tuy nhiên đổi lại thì TOEIC sẽ chỉ được chấp nhận hạn chế ở một vài trường, nên các bạn check kỹ để còn lựa chọn cho phù hợp.
Nếu học cấp tốc thì có nhiều nơi dạy đâu đó 1-2 tháng là có thể thi, nhưng chủ yếu họ dạy bạn mẹo để cao điểm bài đọc, nghe, bù qua cho phần thi nói, viết. Nên bạn nào mà muốn thật sự tăng kỹ năng ngoại ngữ, thì mình nghĩ là không nên học kiểu này nhen! Này chỉ là tips để làm bài thôi, và cũng chỉ áp dụng được cho kỳ thi IELTS hoặc TOEIC hoặc TOEFL, bạn sang nước ngoài học thật thì có khi bơi mệt nghỉ đó ^^

4. 2 Letter of Recommendation (LOR): xin từ những thầy cô đã dạy bạn hoặc sếp trực tiếp của bạn, hoặc sếp đã từng làm việc với bạn. Chức vụ và uy tín của người recommend càng cao thì càng tốt cho hồ sơ. Bạn nên viết trước rồi nhờ họ ký. Nếu đi học về xã hội-nhân văn thì nên nhờ thầy cô hoặc giáo sư, còn nếu học khối kinh tế thì nhờ sếp hoặc giáo sư chuyên nghiên cứu về kinh tế là ok nhất. Bạn cũng cần phải lưu ý là các trường sẽ yêu cầu người recommend phải TỰ MÌNH UPLOAD thư recommend qua hệ thống. Bạn sẽ điền email của thầy cô/cấp trên vào hệ thống, sau đó hệ thống sẽ gửi mail cho họ, trong mail có 1 cái link. Người nhận được mail sẽ click vào và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu bạn có dự định apply nhiều trường, thì bạn phải nói trước với người được nhờ làm recommendation về việc có thể họ phải nhận rất nhiều mail. Như mình apply 11 trường, đồng nghĩa với sếp mình phải ngồi làm recommendation cho mình khoảng 8 lần (1 số trường họ đòi gửi hồ sơ trực tiếp qua bưu điện về trường nên không cần sếp phải tự upload bản scan thư giới thiệu lên hệ thống). Điều này có đôi khi hơi phiền, nên bạn nên nói trước với người ta để họ không cám thấy bất ngờ ^^
Bạn sẽ cần ít nhất là 2 LOR, nên hãy cân nhắc và lựa chọn cho phù hợp nhé!

5. Statement of Purpose/Autobiography/Study plan: có nhiều tên gọi (tùy theo trường), nhưng về cơ bản là giống nhau. Đây là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ, là 1 trong những yếu tố quyết định bạn có nhận được học bổng hay không.
Để hướng dẫn bạn viết SOP như thế nào cho chuẩn thì trên mạng có rất nhiều mẫu sample, bạn đều có thể tham khảo để chọn mẫu phù hợp. Bạn có thể tham khảo ở các link sau:
https://studyabroad.shiksha.com/sample-sop-for-mba-applycon…
https://www.hotcoursesabroad.com/…/sample-sop-for-mba-aspi…/
http://essaysmith.com/index.php/sops
http://www.statementofpurpose.com/essay_mba4.html
https://www.eduers.com/business/free_mba_sample_essays/
Mình apply MBA nên các đường link trên dẫn đến bài về MBA, tuy nhiên các trang web trên đều có bài mẫu thuộc các ngành khác, nên bạn có thể xem tham khảo nếu muốn.
Khâu viết SOP đối với mình khá là mất thời gian, vì bạn phải tìm cách gây ấn tượng với người đọc, vừa không kể lể dài dòng (người ta không có thời gian đọc đâu), vừa súc tích nhưng phải đủ sức thuyết phục để người ta tin và trao cho bạn học bổng. Về cơ bản, SOP và Autobiography đều có các mục chính như sau:
a. Giới thiệu sơ về bản thân: KHÔNG KỂ LỂ DÀI DÒNG. Chỉ nói các điểm chính liên quan đến lý do vì sao mà bạn chọn học ngành đó, các hoạt động trong quá khứ, nếu có các bài nghiên cứu từng được publish, hoặc tham dự các cuộc thi quốc tế gì đó… thì có thể lồng ghép khéo léo vào bài viết, để khoe nhưng không làm người ta bị dội 1f60a).

Ví dụ: I completed my undergraduate education from 1998 to 2002 in the specialty of marketing at the Business Administration Department of Institute of XX. Although the Institute is by no means the most prestigious one in China, I have been one of the best students in this Institute. Drawing inspirations from Einstein’s assertion that diligence accounts for 99% of a person’s success, I have endeavored to prove this doctrine through my concrete action.

b. Lý do vì sao chọn học ngành đó/trường đó/nước đó: một nửa thân bài của bạn là nói về cái này. Hãy làm cho lý do của mình trở nên thật sự sắc sảo và thuyết phục, cho thấy được động lực nào đã làm bạn muốn đi học cao hơn ngoài nước mà không phải là trong nước. Đây cũng là câu hỏi phỏng vấn chính dành cho các bạn ý đồ xin học bổng chính phủ luôn đấy, nên làm cho kỹ vào nhé!
c. Kế hoạch học tập của bạn: đối với study plan, viết chi tiết phần này nha. Một vài trường sẽ tách riêng autobiography và study plan ra, nhưng cũng có nhiều trường không tách, gộp chung và chỉ bắt bạn nộp study plan thôi, nên hãy viết tốt phần này vì nó cho thấy kế hoạch của bạn chi tiết đến đâu, bạn đã có gì và dự tính làm gì, ý định học của bạn có nghiêm túc không, và các giáo sư có thể giúp gì cho bạn nếu bạn học ở trường của họ. Đừng viết chung chung quá, nhưng cũng không cần chi tiết đến nỗi như một cái đề cương nghiên cứu đâu. Hãy tham khảo thêm cách viết của các trang web phía trên nhé. Dưới đây là 1 đoạn mình viết, không hay lắm đâu nên là các bạn làm reference để hiểu cách viết thôi nhé!

Ex: First, as stating above, making right decision is really important to a business; however, my hypothesis is that most companies in Vietnam are making their decision based on insufficient source of trustworthy and classified data, which substantially contribute to the failure of many startup and SMEs. As stated in a report published under news and article type, majority of Vietnamese startups doesn’t exist more than 2 years, consolidating for the argument that most startups and SMEs are doing their business without profound knowledge about the market. Some admitted that small businesses in Vietnam are imitating what foreign successful companies have done and they didn’t conduct enough research and analysis to know whether that business model is suitable or not before officially running the project. Therefore, I would love to conduct a research about startups in developed countries to find out their business operation process. Does “growth-hacking” really work or is there any other hidden formula that may lead to the fast and furious growth of a small business? After that, it’s really significant to find out a proper solution for Vietnamese SMEs, in the context of globalization and localization, to solve the problem about scientific research and analysis method.

d. Đóng góp của bạn với trường/ngành/đất nước… sau khi học xong: nói chung là kế hoạch về lâu dài của bạn, sau khi tốt nghiệp/hoàn thành chương trình học thì tiếp theo bạn làm gì để áp dụng những kiến thức đã học và cống hiến lại cho xã hội. Lưu ý là viết cái gì thực tế nha, đừng có dùng từ xáo rỗng quá thì nghe cảm giác nó không tự nhiên ^^

Mình viết 1 cái SOP hoàn chỉnh dài khoảng 3 trang word 1f60a)). Một số trường sẽ có yêu cầu cụ thể là SOP chỉ được viết trong bao nhiêu chữ, bạn theo yêu cầu đó mà rút gọn lại cho phù hợp nha

Một vài trường top sẽ có form riêng, có câu hỏi cho bạn trả lời. Ví dụ có trường sẽ hỏi bạn: lúc làm việc khó khăn bạn gặp là gì? Bạn làm gì để vượt qua khó khăn đó? Hoặc là hỏi: thành tựu lớn nhất của bạn là gì? Điều gì bạn đã cố gắng hết sức để làm nhưng vẫn thất bại? Bạn học được gì từ thất bại đó?…
Rất nhiều câu hỏi, và bạn cần chuẩn bị tốt câu trả lời để điền vào form này nhé!

Viết xong khoan hãy vội nộp, mà nhờ ai đó giỏi tiếng check giúp lỗi chính tả và ngữ pháp cho. Mình thì nhờ ngay sếp mình luôn 1f60a)). Công nhận là lầy thật, haha

À, trong quá trình viết có thể bạn sẽ cần tìm từ cho phù hợp, thì đây là các link mình từng xài, hy vọng giúp ích cho bạn:
Collocation (dùng từ và giới từ cho đúng): http://www.freecollocation.com/
Thesaurus (từ đồng nghĩa): http://www.thesaurus.com/
Dictionary (do mình học IELTS nên dùng Cambridge): https://dictionary.cambridge.org/diction…/english/prediction

6. Resume or CV: nêu bật các điểm chính và tốt nhất của bạn. Với mình thì mình nếu kinh nghiệm làm việc 4 năm, từng làm ở các vị trí leader, manager… Bạn có bài nghiên cứu khoa học thì cũng có thể để vào và làm nổi bật lên luôn. Lưu ý: nếu điểm GPA của bạn không cao thì đừng để vào CV.

7. Financial Statement (chứng minh tài chính): trong tài khoản nên có ít nhất 3k, và cụ thể là bao nhiêu thì xem kỹ trong admission của từng trường. Có trường sẽ đòi đâu đó tầm 5-6k luôn, nên bạn xem và chuẩn bị.
Bạn ra ngân hàng mở sổ tiết kiệm, và kêu họ làm xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm cho bạn, có thể họ sẽ hỏi là bạn xác nhận để làm gì, thì hãy nói là làm để đi du học. Đa phần các ngân hàng sẽ làm form song ngữ Việt-Anh cho bạn. Làm khá là nhanh, phí là tầm 30k
(mình làm Vietcombank). Nhớ nhắc họ quy đổi số dư ra USD.

8. Passport: còn hiệu lực ít nhất trên 6 tháng

9. Một vài chi tiết linh tinh khác:
i. Vài trường sẽ yêu cầu có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm (MBA). Bạn có thể làm 1 form xác nhận, sau đó xin sếp bạn hoặc HR ký tên đóng dấu, miễn sao nó khớp với thời gian làm việc trong CV và đủ 2 năm là được. Như mình làm qua 4 công ty, nhưng chỉ có thể xin xác nhận 3 công ty, 1 công ty phá sản rồi 1f60a))))), nhưng mà cộng lại thì cũng đủ 2 năm nên là cho qua, với người ta cũng không gọi điện để mà check đâu nên cứ yên tâm! 1f60a)
ii. Đợt này mình apply NCTU bị đòi giấy xếp hạng tốt nghiệp. Ở các trường Việt Nam thì đều có xếp hạng nha, có điều trường có cấp cho bạn không thôi. Thường thì bạn trong top 5% thì các thầy cô mới cấp giấy này cho bạn, vì nó có lợi cho bạn, còn ngoài top thì chịu. Vụ xin giấy này với mình cũng gian nan lắm, chạy đi chạy lại nhiều lần vẫn không được. Mình có email cho trường hỏi, có giải thích và cho contact thầy trường phòng đào tạo để xác nhận nếu cần thiết và được chấp nhận là không cần nộp. Nhưng cuối cùng thì mình cũng fail NCTU nha ^^. Nên ai có ý định apply GMBA của NCTU thì để ý xíu.
iii. GMAT/SAT: ưu điểm của Taiwan khi học MBA là cực ít trường đòi cái bằng này cho khối kinh tế (hầu như chưa từng thấy đòi), tuy nhiên với số lượng sinh viên quốc tế theo học ngày càng tăng thì những năm sau chưa biết sẽ như thế nào. Bạn nên theo dõi và update thông tin từ trường thường xuyên nhé!

10. Last but not least: application fee. Có trường sẽ kêu nộp phí này, có trường không. Nếu có thì khoảng 1600 đài tệ. Có trường cho thanh toán bằng visa hoặc mastercard, có trường sẽ kêu bạn ra ngân hàng chuyển khoản. Lưu ý là nếu phải ra ngân hàng, hãy chuẩn bị 1 bộ hồ sơ mà bạn nộp để xin học ở trường, bằng chứng là bạn đã nộp hồ sơ và yêu cầu nộp phí của trường. Trên xác nhận phải có mộc của trường và tên của bạn. Bạn có thể email cho trường nhờ giúp, họ sẽ gửi bản scan cho bạn thanh toán với ngân hàng.

Nguồn: Tuyết Nhung trên Group VSATW – Học bổng và Du học Đài Loan

Xem thêm:

  1. Đại học quốc lập Đài Đông (NTTU)
  2. Feedback học viên lớp luyện thi TOCFL
  3. Điều kiện cơ bản để Du học Đài Loan 2021 – 2022

Nếu quan tâm các khóa học tiếng Trung tại Taiwan Diary: Bạn có thể tham khảo tại đây.

Để đăng ký khóa học hoặc giải đáp thắc mắc, tư vấn chọn lớp hãy đăng ký theo lớp sau:

Xem ngay Chi phí dịch vụ hồ sơ du học Đài Loan giá cực tốt tại Taiwan Diary:

Bảng giá hồ sơ du học Đài Loan

Tham gia nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !

Taiwan Diary: